Ngộ độc thuốc gây tê Lidocaine: PHẢI NGHĨ ĐẾN MỚI CHẨN ĐOÁN ĐƯỢC
Lâm sàng:
BN nữ 86 tuổi, vào viện vì triệu chứng nhịp chậm. Chẩn đoán Block nhĩ thất độ 2 Mobitz 2 có triệu chứng, có chỉ định cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn
BN được tiến hành cấy máy tạo nhịp 2 buồng DDDR, trong quá trình cấy máy tạo nhịp không sử dụng an thần, sử dụng gần 10 ống lidocain 2% 2ml gây tê tại chổ dùng rải rác kéo dài hơn 90ph. Trong quá trình thủ thuật hơn 90ph BN giao tiếp với BS được. Sau chuyển ra khỏi phòng DSA lên khoa BN không nói, ngủ gà, kích thích đau có đáp ứng Glasgow E1V1M5 7 điểm, không có dấu thần kinh định vị, Mạch 110l/ph (máy tạo nhịp có đáp ứng tần số), HA 200/110mmHg (HA bình thường 130mmHg), SpO2 94% khí trời. Các Xét nghiệm gan thận, điện giải, đường máu tại giường trong giới hạn bình thường
Xử trí:
Sau gần 3 giờ đồng hồ mới lóe lên suy nghĩ khả năng ngộ độc thuốc tê Lidocain. Vội vàng đọc lại sách và bài viết phác đồ BS Nguyen Anh Tuan thấy quá sức phù hợp giai đoạn ức chế thần kinh trung ương: ngủ gà, đờ đẫn, hôn mê, nhịp tim nhanh, huyết áp cao… xuất hiện sau gây tê liều cao
Ngay lập tức khởi động điều trị với Lipid 20% (Lipidem 20% 250ml)
Xong liều bolus 100ml: bệnh nhân mở mắt tự nhiên, gọi hỏi trả lời thì thào, đúng (có clip)
Xong liều duy trì 400ml: Bệnh nhân tỉnh táo, nói tên tuổi chính xác và thực hiện đúng y lệnh (Glasgow 15 điểm)
ĐÁP ỨNG HỒI PHỤC THẦN KINH QUÁ NGOẠN MỤC
Sau 3h bệnh nhân tỉnh táo hoàn toàn, chụp CT sọ não kiểm tra hoàn toàn bình thường
Thở phào và suy nghĩ KHÔNG NGHĨ ĐẾN NGỘ ĐỘC THUỐC TÊ THÌ KHÔNG CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ TRÍ ĐÚNG ĐƯỢC